11.       KHỞI HẠN

11.10.   Đại hạn (10 năm)

-  Bắt đầu ghi số Cục cung an Mệnh, đoạn dương nam, âm nữ theo chiều thuận, âm nam, dương nữ theo chiều nghịch, lần lượt ghi số tiếp theo, từ cung này chuyển sang cung khác phải cộng thêm mười.

Thí dụ: Dương nam, Hỏa lục cục, bắt đầu ghi số 6 cung Mệnh, rồi ghi số 16

cung Phụ Mẫu, 26 ở cung Phúc Đức...

-  Không ghi số Cục cung an Mệnh, dương nam, âm nữ theo chiều thuận, ghi liên tiếp, từ cung này chuyển sang cung khách phải cộng theo mười, âm nam, dương nữ theo chiều nghịch, ghi số Cục cung Huynh Đệ, đoạn ghi liên tiếp, từ cung này chuyển sang cung khác phải cộng thêm mười.

Thí dụ: Âm nam, Thổ ngũ cục, bắt đầu ghi số 5 cung Huynh đệ, rồi ghi số 15

cung Thiên Thiếp, 25 ở cung Tử Tức...

Đây hai cách khởi đại hạn. Nhưng thường người ta hay dùng cách thứ nhất chính xác hơn.

Một cung đã được ghi đại hạn, tức vận hạn trong mười năm phải được xem trong cung đó.

Thí dụ: Hỏa lục cục, bắt đầu ghi số 6 ở cung Mệnh. Như vậy trong khoảng từ 6 tuổi đến 15 tuổi phải xem vận hạn ở cung Mệnh. Đến năm 16 tuổi, đại hạn mới chuyển sang cung bên cạnh.

11.2.  Lưu đại hạn

Cung đã ghi đại hạn, gọi là cung gốc của đại hạn mười năm. Muốn xem vận hạn tường tận hơn, phải lưu đại hạn hàng năm. Muốn lưu đại hạn, phải xem số ghi ở cung gốc, rồi chuyển số ghi liên tiếp sang cung xung chiếu, đoạn:

-  Dương nam, âm nữ, lùi lại một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, tiến lên theo chiều thuận, mỗi cung một năm.

-  Âm nam, dương nữ, tiến lên một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, lùi xuống chiều nghịch, mỗi cung là một năm.

Thí dụ: Dương nam, Mộc tam cục, muốn xem Lưu đại hạn năm 27 tuổi, phải tính cẩn thận trên bản đồ 12 cung như dưới đây. Bắt đầu từ cung gốc của đại hạn từ 23 tuổi đến 32 tuổi, chuyển sang cung xung chiếu 24, lùi lại một cung là 25, trở lại cung xung chiếu là 26, tiến lên một cung theo chiều thuận là 26. Vậy lưu đại hạn năm 27 tuổi cung Hợi.

             Thí dụ: Âm nam, Kim tứ cục, muốn xem lưu đại hạn năm 38 tuổi, phải tính cẩn thận trên bản đồ 12       cung như dưới đây. Bắt đầu từ cung gốc của đại hạn từ 34 tuổi đến 43 tuổi, chuyển sang cung xung       chiếu là 35, tiến lên một cung là 36, trở lại cung xung chiếu 35, tiến lên một cung 36, trở lại cung      xung chiếu 37, lùi xuống một cung theo chiều nghịch là 38. Vậy lưu đại hạn năm 38 tuổi ở cung Dần.

11.3.   Lưu niên tiểu hạn

Sau khi khởi đại hạn lưu đại hạn, lại phải tính lưu niên tiểu hạn để xem vận hạn từng năm một. Muốn tính lưu niên tiểu hạn, trước hết phải khởi lưu niên, tùy theo nam nữ và năm sinh.

-  Nam khởi lưu theo chiều thuận.

-  Nữ khởi lưu theo chiều nghịch. Coi bảng dưới đây:

Năm sinh

Cung khởi lưu niên

Năm sinh

Cung khởi lưu niên

Dân, Ngọ, Tuất

Thìn

Tỵ, Dậu, Sửu

Mùi

Thân, Tý, Thìn

Tuất

Hợi, Mão, Mùi

Sửu

Thí dụ: Con trai sinh năm Tý, vậy phải khởi Tý từ cung Tuất, ghi chữ Tý bên cung Tuất, rồi theo chiều thuận, ghi chữ Sửu bên cung Hợi, chữ Dần bên cung Tý, đoạn lần lượt ghi vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi. 

Tỵ

Ngọ

Mùi

Thân

 

Thìn

Mùi      Thân      Dậu             Tuất Ngọ                              Hợi

Tỵ                                  

Thìn      Mão      Dần       Sửu

 

Dậu

 

Mão

 

Tuất

Dần

Sửu

Hợi

Thí dụ: Con gái, sinh năm Ngọ, vậy phải khởi Ngọ từ năm Thìn, ghi chữ Ngọ bên cung Thìn, rồi theo chiều nghịch, ghi chữ Mùi bên cung Mão, chữ Thân bên cung Dần, đoạn lần lượt giang hồ vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi.

 

Tỵ

Ngọ

Mùi

Thân

 

Thìn

Tỵ        Thìn      Mão             Dần Ngọ                               Sửu

Mùi                                 

Thân      Dậu      Tuất      Hợi

 

Dậu

 

Mão

 

Tuất

Dần

Sửu

Hợi

11.4. Lưu nguyệt hạn

Sau khi tính lưu niên tiểu hạn, người ta còn có thể tính lưu nguyệt hạn, tức là hạn từng tháng một. Muốn tính lưu nguyệt hạn, phải khởi hạn, có ba cách:

-   Bắt đầu từ cung đã ghi được lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là giờ Tý, rồi đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là tháng Giêng, đoạn lần lượt lại theo chiều thuận, đếm tháng hai, tháng ba, tháng tư,... mỗi cung là một tháng.

-   Bắt đầu từ cung đã ghi lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là giờ Tý, rồi đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là tháng Giêng, đoạn lần lượt lại như trên, đếm tháng hai, tháng ba, tháng tư,... mỗi cung là một tháng.

-   Bắt đầu từ cung đã ghi lưu niên tiểu hạn kể tháng Giêng, rồi chuyển theo chiều thuận,

đếm tháng hai, tháng ba, tháng tư,... mỗi cung một tháng.

Trên đây là khởi lưu nguyệt hạn. Nhưng thường người ta hay dùng cách thứ nhất. Biên giả mong các vị nghiên cứu Tử Vi đẩu số thử nghiệm cả ba cách để xem cách nào chính xác hơn.

11.5.  Lưu nhật hạn

Sau khi đã biết lưu nguyệt hạn của tháng định xem cung nào. Bắt đầu kể ngay cung đó mồng một, rồi lần lượt theo chiều thuận, đến mồng hai, mồng ba, mồng bốn,... mỗi cung một ngày.

11.6.  Lưu thời hạn

Sau khi đã biết lưu nhật hạn của tháng định xem ở cung nào bắt đầu kể ngay cung đó là giờ Tý, rồi lần lượt theo chiều thuận, đếm Tý, Sửu, Dần, Mão,... mỗi cung một giờ theo hàng Chi.